[Bỏ túi]: 2 Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh chị em nên biết

Ngoài những mẹo như chườm túi nóng, tắm nước ấm, dùng gừng… Thì tư thế nằm ngủ cũng là một trong những phương pháp giúp chị em giảm đau bung kinh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh. Hy vọng sẽ hữu ích cho chị em trong việc cải thiện tình trạng này.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng nữ giới bị đau vùng bụng dưới trong những kỳ nguyệt san. Tùy theo đặc điểm sức khỏe và sinh lý của từng người, mà các cơn đau bụng kinh có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.

Đau bụng kinh tại tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh có thể coi là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường và ít phải lo ngại. Tuy nhiên, nếu mức độ đau bụng kinh diễn ra nghiêm trọng và không trong hai giai đoạn chuyển giao trên. Thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa ở nữ giới và được gọi là bệnh đau bụng kinh.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các bệnh phụ khoa và các yếu tố rối loạn nội tiết gây ra. Ngoài ra, đau bụng kinh cũng có thể là do ngoại cảnh tác động như tâm lý, môi trường sống, công việc vận động mạnh...

Có thể nói, đau bụng ở thời kỳ kinh nguyệt là chuyện thường gặp ở nữ giới. Nhưng ít người để ý và vấn xem nhẹ tình trạng này.

Đau bụng kinh có thể chia làm hai dạng, thứ nhất là xuất hiện những cơn đau không đáng kể, đau nhẹ. Bắt đầu từ một hoặc hai ngày trước khi hành kinh và hết sau ngày hành kinh đầu tiên. Thứ hai là khi ngày hành kinh, có biểu hiện đau dữ dội, đau quằn quại do“lạc nội mạc tử cung”.

Một số nguyên nhân nguy hiểm gây đau bụng kinh chị em cần cảnh giác gồm:

Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung chính là lớp niêm mạc trong buồng tử cung. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ dày lên, sau đó bong và thoát ra ngoài. Đó chính là hiện tượng hành kinh.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc không nằm trong tử cung, mà di cư đến những chỗ khác. Như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng hay ổ bụng... Khi ở những vị trí này, nội mạc vẫn phát triển dày lên bình thường như khi ở trong buồng tử cung.

Bệnh lạc nội ngoại tử cung với biểu hiện đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt. Là chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể dẫn tới vô sinh ở nữ giới.

Đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể dẫn tới tình trạng đau bụng kinh như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang cơ tử cung.

Nguyên nhân là: Những bất thường tại bộ phận sinh dục có thể làm tăng tình trạng co thắt mạnh tại tử cung và cổ tử cung. Nhằm đẩy lớp niêm mạc tử cung ra ngoài. Từ đó dẫn tới tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới.

Tử cung không bình thường hoặc bị dị tật bẩm sinh

Tử cung quá ngả về sau hoặc trước, sẽ ảnh hưởng đến quá tình cung ứng máu tại tử cung. Từ đó, tử cung của nữ giới thường dễ bị thiếu máu, thiếu oxy. Khiến cho các cơn co thắt trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, một vài dị tật bẩm sinh tại tử cung cũng là nguyên nhân gây bệnh đau bụng kinh ở nữ giới.

Bên cạnh đó, đau bụng kinh cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: Căng thẳng, áp lực tâm lý, gen di truyền, rối loạn nội tiết tố...

Những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Ngày “đèn đỏ” hầu như tất cả chị em đều phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh, thường 1 – 2 ngày. Cơn đau này thường xảy ra ở vùng bụng dưới, có thể lan ra vùng xương chậu. Nhiều người có cường độ đau nhiều gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cả nghỉ ngơi lúc ngủ.

Nếu lúc thức có cách giảm đau như chườm ấm, uống trà gừng thì khi ngủ cũng có tư thế ngủ giúp đau bụng kinh.

Dưới đây là một số tư thế chị em có thể áp dụng.

Nằm nghiêng, co người

Đây là tư thế được cho là có tác dụng giảm đau bụng do “đèn đỏ” hiệu quả nhất. Nguyên nhân là vì nằm như vậy sẽ giúp cơ thể có thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng. Giúp giảm đau bụng một cách hiệu quả.

Lời khuyên cho chúng ta là nên nằm co người và nghiêng về bên phải. Cách này sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, có giấc ngủ sâu hơn và tránh ác mộng.

Chị em Chúng ccó thể kết hợp với các biện pháp giảm đau như chườm nóng. Hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết (trong trường hợp đau dữ dội).

Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối

Nằm ngửa cũng là tư thế ngủ mang lại sự thoải mái, dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt. Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do “đèn đỏ”.

Một mẹo nhỏ cho chúng ta là đặt một chiếc gối dưới đầu gối để tạo sự thoải mái. Giúp cho phần cột sống bớt nhức mỏi và hạn chế các cơn đau. Các bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn hoặc một túi nước ấm lên bụng để chườm. Giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Lưu ý khi nằm ngủ trong kỳ “đèn đỏ”

- Chúng ta cần tuyệt đối tránh nằm sấp khi ngủ trong thời gian “đèn đỏ”. Tư thế ngủ này đặc biệt có hại do các cơ quan nội tạng bị nén xuống, làm ảnh hưởng đến ngực, bàng quang, tử cung...

Đặc biệt, trong những kỳ kinh nguyệt, cách nằm ngủ như vậy sẽ khiến cho các dây chằng ở ngực bị đè nén. Gây áp lực tới tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu. Vì thế sẽ khiến cho tình trạng đau bụng dữ dội hơn.

- Để có được giấc ngủ ngon và thoải mái nhất có thể, các bạn nên thay đổi tư thế (nằm nghiêng sang nằm ngửa và ngược lại), để tránh tình trạng nhức mỏi. Tránh nằm nguyên một tư thế vì như vậy rất dễ gây mệt mỏi, khó chịu.

- Chúng ta nên chọn đồ ngủ thật rộng rãi, thoải mái để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, các chị em cũng có thể áp dụng thêm một số lưu ý dưới đây để có một giấc ngủ ngon trong những “ngày đèn đỏ”:

- Nên tắm rửa bằng nước ấm trước khi đi ngủ, mặc đồ thoải mái, rộng rãi. Bởi đồ bó sát sẽ dễ gây tắc nghẽn và có khả năng thấm hút tốt. Phòng ngừa trường hợp máu kinh tràn ra ngoài.

- Ngâm chân bằng nước ấm pha thêm chút muối để làm ấm cơ thể. Hoặc có thể áp dụng cách chữa đau bụng kinh bằng gừng và giúp ngủ ngon hơn.

- Tránh vận động nhiều và mạnh vì chỉ càng khiến cho bụng đau nhiều và máu kinh ra nhiều hơn thôi.

- Tránh tắm bằng nước lạnh, uống nước lạnh, không tiếp xúc với không khí lạnh trong thời điểm nhạy cảm này. Bởi tử cung khi bị kích thích sẽ càng ra máu nhiều hơn.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, dùng băng vệ sinh trong suốt kỳ nguyệt san. Nhớ thay băng khoảng 4 tiếng/lần để tránh gây viêm nhiễm.

- Lưu ý kỹ càng về chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt. Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ uống lạnh. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin để bổ sung lại lượng máu đã mất.

- Nhiều người sợ không biết uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không nên không dám uống. Thật ra, việc uống thuốc giảm đau chỉ nên áp dụng khi bạn đau quằn quại không chịu nổi và có sự cho phép của bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

- Cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, vận động nhẹ nhàng thì cơn đau bụng kinh sẽ nhanh qua đi.

Trường hợp các chị em nào bị đau bụng dữ dội, quặn thắt và dùng đủ mọi cách vẫn không bớt đau. Tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám và có cách điều trị kịp thời. Tránh gây ảnh hưởng đến công việc, học tập và thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em nắm rõ một số tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh. Nếu còn thắc mắc xung quanh vấn đề này, chị em có thể gọi đến (028) 392 57 111- 038 558 1111 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.